Ngày 16 tháng 6 năm 2022, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ (Luật SHTT 2022). Luật sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023, trừ quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2022, và quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2024. Bài viết tập trung phân tích về các điểm mới liên quan đến bảo hộ sáng chế theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 và so sánh với các quy định trước đây để làm rõ sự thay đổi này.
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 |
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật sở hữu trí tuệ 2022
|
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Không quy định
|
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
12a. Sáng chế mật là sáng chế được cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
|
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 |
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật sở hữu trí tuệ 2022
|
Điều 108. Tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, ngày nộp đơn
Không quy định
|
Điều 108. Tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, ngày nộp đơn
3. Đơn đăng ký đối với sáng chế mật được thực hiện
theo quy định của Chính phủ.
|
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 |
Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ […] | Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ […] |
Điều 59. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế […] |
Điều 59. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế […] |
Điều 60. Tính mới của sáng chế
1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
2. […]
3. […] 4. […] |
Điều 60. Tính mới của sáng chế
1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;
b) Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.
2. […] |
Điều 61. Trình độ sáng tạo của sáng chế […] |
Điều 61. Trình độ sáng tạo của sáng chế […] |
Điều 62. Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế […] |
Điều 62. Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế […] |
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 |
Điều 86. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí 1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
3. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý. 4. Người có quyền đăng ký quy định tại Điều này có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký. Không quy định |
Điều 86. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
thiết kế bố trí
1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí bằng công sức và chi phí của mình;
b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho
tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân
đượcgiao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức
truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn
gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận
khác hoặc trường hợp quy định tại Điều 86a của Luật này.
2. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc
đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền
đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá
nhân đó đồng ý.
3. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định tại Điều này Điều 86a. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, 1. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là 2. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố
trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ được
đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần ngân
sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước được giao cho tổ chức chủ trì một cách tự động và không bồi hoàn, trừ trường hợp quy định tạikhoản 3 Điều này.
3. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dángcông nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia được thực hiện như sau:
a) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng
toàn bộ ngân sách nhà nước, quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thuộc về Nhà nước;
b) Trường hợp nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần
ngân sách nhà nước, phần quyền đăng ký sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí tương ứng với tỷ lệ phần ngân sách nhà nước thuộc về Nhà nước;
c) Đại diện chủ sở hữu nhà nước thực hiện quyền đăng ký
quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
|
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 |
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật sở hữu trí tuệ 2022
|
Điều 100. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp 1. a) […] b) […] c) […] d) […] đ) […] Không quy định |
Điều 100. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp 1. a) […] b) […] c) […] d) […] đ) […] đ1) Tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen trong đơn đăng ký sáng chế, đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen; |
Thêm vào đó, còn có sự sửa đổi trong quy định tại khoản 3 Điều 86 Luật SHTT 2022, ứng với quy định tại khoản 4 Điều 86 Luật SHTT hiện hành, cụ thể là thay đổi từ “Người” có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác tại khoản 4 Điều 86 Luật SHTT hiện hành thành “Tổ chức, cá nhân” có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác tại khoản 3 Điều 86 Luật SHTT 2022.
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 |
Không quy định | Điều 89a. Kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký ở nước ngoài 1. Sáng chế thuộc các lĩnh vực kỹ thuật có tác động đến quốc phòng, an ninh, được tạo ra tại Việt Nam và thuộc quyền đăng ký của cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam hoặc của tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam chỉ được nộp đơn đăng ký sáng chế ở nước ngoài nếu đã được nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam để thực hiện thủ tục kiểm soát an ninh. 2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này. |
Luật SHTT 2022 đã bổ sung quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký ở nước ngoài tại Điều 89a vào sau Điều 89 “Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp”. Theo quy định tại Điều 89a thì “sáng chế thuộc các lĩnh vực kỹ thuật có tác động đến quốc phòng, an ninh, được tạo ra tại Việt Nam và thuộc quyền đăng ký của cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam hoặc của tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam chỉ được nộp đơn đăng ký sáng chế ở nước ngoài nếu đã được nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam để thực hiện thủ tục kiểm soát an ninh” nhưng như thế nào là “sáng chế thuộc các lĩnh vực kỹ thuật có tác động đến quốc phòng, an ninh” thì cần phải chờ quy định cụ thể hơn trong tương lại gần.
Theo sau đó, Luật SHTT 2022 cũng bổ sung trường hợp đơn đăng ký sáng chế bị coi là không hợp lệ trong trường hợp được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế, cụ thể như sau:
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 |
Điều 109. Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây: Không quy định |
Điều 109. Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp 2. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bị coi là không hợp lệ trong các trường hợp sau đây: e) Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về |
5. Về phản đối đơn đăng ký sáng chế.
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 | Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ 2022 |
Điều 112. Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh. |
Điều 112. Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh. Văn bản nêu ý kiến của người thứ ba được coi là một nguồn thông tin tham khảo cho quá trình xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp. |
Không quy định | Điều 112a. Phản đối đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
1. Trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, trong các thời hạn sau đây, bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền phản đối việc cấp văn bằng bảo hộ: |
Một trong những điểm mới quan trọng trong Luật SHTT 2022 liên quan đến đối tượng sáng chế là bổ sung quy định về phản đối đơn đăng ký sáng chế cùng với thời hạn phản đối đơn đăng ký sáng chế, cụ thể là thời hạn này là chín tháng kể từ ngày đơn đăng ký sáng chế được công bố.
6. Về thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế.
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 |
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật sở hữu trí tuệ 2022
|
Điều 114. Thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp Không quy định Không quy định |
Điều 114. Thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp 3. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có thể sử dụng kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế trùng với sáng chế được yêu cầu bảo hộ do cơ quansáng chế nước ngoài thực hiện trong quá trình đánh giá khả năng bảo hộ. 4. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi |
Luật SHTT 2022 bổ sung thêm quy định cho phép cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có thể sử dụng kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế trùng với sáng chế được yêu cầu bảo hộ do cơ quan sáng chế nước ngoài thực hiện trong quá trình đánh giá khả năng bảo hộ. Tuy nhiên, để quy định này được thực thi trong thực tế cần phải có một văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
7. Về từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2019 |
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật sở hữu trí tuệ 2022
|
Điều 117. Từ chối cấp văn bằng bảo hộ
1. Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây: a) Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ; b) Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ nhưng không phải là đơn có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật này; c) Đơn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 90 của Luật này mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn. |
Điều 117. Từ chối cấp văn bằng bảo hộ 1. Đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây: a) Có cơ sở để khẳng định rằng đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ; b) Có cơ sở để khẳng định rằng người nộp đơn không có c) Đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ d) Đơn thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật này mà không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn; đ) Việc sửa đổi, bổ sung đơn làm mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn hoặc làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn. 1a. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, đơn đăng ký sáng chế bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây: a) Sáng chế được yêu cầu bảo hộ vượt quá phạm vi bộc lộ b) Sáng chế không được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng trong bản mô tả sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực d) Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế quy định tại Điều 89a của Luật này. |
So sánh với Luật SHTT hiện hành thì Luật SHTT 2022 bổ sung thêm các trường hợp từ chối cấp VBBH đối với sáng chế như sau:
(i) Có cơ sở để khẳng định rằng người nộp đơn không có quyền đăng ký sáng chế;(ii) Việc sửa đổi, bổ sung đơn làm mở rộng phạm vi sáng chế đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn hoặc làm thay đổi bản chất của sáng chế yêu cầu đăng ký nêu trong đơn;(iii) Sáng chế được yêu cầu bảo hộ vượt quá phạm vi bộc lộ trong bản mô tả ban đầu của đơn đăng ký sáng chế;(iv) Sáng chế không được bộc lộ đầy đủ và rõ ràng trong bản mô tả sáng chế đến mức căn cứ vào đó người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng có thể thực hiện được sáng chế đó;(v) Đơn đăng ký sáng chế không bộc lộ hoặc bộc lộ không chính xác về nguồn gốc của nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen đối với sáng chế được trực tiếp tạo ra dựa trên nguồn gen hoặc tri thức truyền thống về nguồn gen; và(vi) Đơn đăng ký sáng chế được nộp trái với quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế.
Đối với căn cứ “Đơn không được sự thống nhất của tất cả những người nộp đơn” Luật SHTT 2022 đã dẫn chiếu khoản 3 Điều 90 Luật SHTT thay vì khoản 2 Điều 90 Luật SHTT như Luật SHTT hiện hành.